Tứ sắc là một bộ môn giải trí khá lâu đời của người Việt Nam. Cách chơi tứ sắc tương đối phức tạp tuy nhiên bạn đừng lo lắng vì bài viết FM88 này sẽ giúp bạn hiểu được cách chơi một cách đơn giản nhất!

Hướng dẫn cách chơi tứ sắc đơn giản nhất

Tứ sắc là một bộ bài đã được chơi từ rất lâu đời tại Việt Nam. Tuy quen mặt gọi tên nhưng cách chơi tứ sắc thì lại là điều không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải thích cách chơi tứ sắc một cách đơn giản và dễ hiểu nhất. Hãy cùng khám phá thế giới tứ sắc ngay dưới đây nhé!

Bài tứ sắc là gì và có nguồn gốc từ đâu?

Bài tứ sắc có nguồn gốc từ Trung Quốc
Bài tứ sắc có nguồn gốc từ Trung Quốc

Bài tứ sắc hay còn được gọi là bài bốn màu là một loại bài thường được chơi nhiều ở miền Trung và miền Nam Việt Nam. Bài tứ sắc của Việt Nam được bắt nguồn từ bài tứ sắc của Trung Quốc. Tứ sắc được chơi bằng cách xếp bài thành từng nhóm hợp lệ bằng cách ăn quân và bỏ ra những quân khác bạn đang cầm trong tay.

Bài tứ sắc được đánh giá là khá khó cho người mới cũng như hiếm ai có thể đạt được trình độ “lão làng”. Đây cũng là một trò chơi đòi hỏi nhiều may mắn cũng như kỹ thuật ăn quân và ra quân. Nếu bạn may mắn được chia những quân bài tốt thì tỷ lệ chiến thắng sẽ cao hơn hẳn. Nếu bị chia bài không tốt bạn sẽ rơi vào thế bất lợi và khả năng thua sẽ tăng lên rất cao. 

Tứ sắc nếu biết chơi sẽ rất vui nên đây sẽ là một lựa chọn không tồi nếu muốn bạn muốn tụ tập để chơi cùng bạn bè. Để bắt đầu, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các quân trong bài tứ sắc nhé!

Bài tứ sắc gồm những gì?

Để hiểu được cách chơi tứ sắc, trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về các quân bài trong tứ sắc. Thông thường, một bộ bài tứ sắc sẽ bao gồm 28 lá khác nhau cho mỗi màu đỏ, trắng, xanh lá, vàng. Các cấp bậc trong bài tứ sắc gồm: Tướng, Sĩ, Tượng, Pháo, Xe, Mã và Chuột. Mỗi cấp bậc sẽ có 4 lá và tổng bộ bài tứ sắc sẽ có 112 lá bài.

Hướng dẫn cách chơi tứ sắc đơn giản nhất

Người chơi cần nhóm các quân bài với nhau để đạt được nhiều điểm nhất

Về cơ bản, để chơi được tứ sắc được bạn cần biết cách nhóm các lá bài lại với nhau theo màu và cấp bậc của chúng. Các nhóm bài hợp lệ được chia thành các nhóm như sau:

  • Nhóm bộ ba gồm 3 lá bài giống nhau về cả cấp bậc lẫn màu sắc.
  • Nhóm bộ bốn gồm 4 lá bái giồng nhau về cả cấp bậc lẫn màu sắc.
  • Nhóm bộ 3 lá Tướng, Sĩ, Tượng cùng màu.
  • Nhóm bộ 3 lá Xe, Pháo, Mã cùng màu.
  • Nhóm 3 hoặc 4 lá Chuột khác màu.

Để dễ hiểu, chúng ta có thể theo dõi cách chơi tứ sắc thông qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Chia bài

Khi bắt đầu cuộc chơi, mỗi người chơi sẽ được phát tổng cộng cộng 20 lá bài. Riêng người chơi được đi lượt đầu tiên sẽ nhận được nhiều hơn 1 lá, tức tổng cộng 21 lá bài. Các lá bài sẽ được chia thành 2 phần, 1 phần công khai để cho các người chơi khác thấy được quân bài của mình còn 1 phần bí mật sẽ được giữ riêng, gọi là bài cá nhân.

Phần bài công khai có thể không gồm bất kì nhóm tứ sắc hợp lệ nào. Tương tự thì bài cá nhân cũng có thể sẽ có vài quân không thuộc bất kì nhóm nào. Các quân bài lẻ đó được gọi là bài rác và người chơi cần tẩu tán chúng đi để có được bộ bài đẹp nhất.

Sau khi đã chia đủ bài cho người chơi, số bài dư sẽ được đặt ở giữa bàn đấu, gọi là bài nọc. Bài nọc sẽ được rút mỗi khi tới lượt của người chơi tiếp theo.

Giai đoạn 2: Vào bài số lẻ

Sau khi chia bài xong, người chơi đầu tiên sẽ đánh con bài đầu tiên xuống bàn. Quân bài đó thường là bài rác và được gọi là bài Tỳ. Đến lượt người thứ hai bên phải, họ sẽ có một vài lựa chọn như sau:

  • Không ăn bài: Nếu lá bài Tỳ của người chơi đầu tiên không kết hợp được với bất kì quân nào trên tay họ, họ có thể bỏ qua và bốc bài từ bài nọc ở giữa bàn.
  • Ăn bài: Nếu bài Tỳ kết hợp được với quân bài khác, họ sẽ ăn quân đó và đánh xuống một lá khác trên tay mình. Những lượt chơi tiếp theo sẽ được tiếp tục theo cách tương tự, xoay vòng theo chiều kim đồng hồ cho đến khi hết ván.

Giai đoạn 3: Tính điểm

Cách tính điểm thắng thua trong tứ sắc được tính bằng lệnh, cụ thể như sau:

  • Đôi: Không tính lệnh
  • Tướng hoặc 3 con đã Khui (người chơi có Khạp ăn lá rác để tạo thành 4 con giống nhau): Được 1 lệnh
  • 4 con đã Khui: Được 6 lệnh
  • Có Khạp (nhóm 3 quân giống nhau): Được 3 lệnh
  • Có Quản (nhóm 4 quân giống nhau): Được 8 lệnh
  • 4 chốt có màu khác: Được 4 lệnh
  • Người chơi tới (người bốc được lá tượng trong bài nọc): Được 3 lệnh

Lệnh cuối cùng phải là số lẻ, nếu số lệnh tính được chẵn, bạn sẽ bị phạt theo công thức (3 + số lệnh) +10.

Tổng kết

Bài tứ sắc là một bộ môn giải trí rất thú vị
Bài tứ sắc là một bộ môn giải trí rất thú vị

Tứ sắc là một bộ môn giải trí khó cho những người mới chơi vì phải học hỏi khá nhiều thứ. Tuy vậy, khi đã ngấm được bộ môn này, bạn sẽ nhận ra nó rất thú vị vì lối chơi bài, ra quân, ăn quân vô cùng cuốn hút. Hi vọng qua bài viết, bạn đã nắm được cách chơi tứ sắc và bắt đầu ngay với bộ môn đầy thú vị này nhé!

Mơ thấy chuột đánh con gì?
Mơ thấy chết đuối

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *